• :
  • :
NHIỆT LIỆT CHÀO MỪNG KỶ NIÊM 60 NĂM NGÀY THÀNH LẬP TRƯỜNG THPT LỤC NGẠN SỐ 1 (1964 - 2024) - TRƯỜNG THPT LỤC NGẠN SỐ 1 - TRƯỜNG HỌC HẠNH PHÚC - " Yêu thương - An toàn - Tôn trọng"
A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

TÓM TẮT LỊCH SỬ 60 NĂM TRƯỜNG THPT LỤC NGẠN SỐ 1

Lục Ngạn là một huyện miền núi của Tỉnh Bắc Giang, với diện tích tự nhiên 110.249 km2 với tổng số 29 xã và một thị trấn dân số trên 18 vạn người gồm 8 dân tộc anh em sinh sống: người Kinh, Tày, Nùng, Cao Lan, Sán Dìu, Hoa, Mường, Dao… dân tộc thiểu số chiếm khoảng 40 % . Sau 1945 cũng như nhiều huyện miền núi khác trình độ dân trí thấp, đời sống nhân dân còn gặp rất nhiều khó khăn. Năm 1954 cả huyện mới có một trường phổ thông cấp I đến năm 1958 có thêm một trường cấp II, đặc biệt năm 1964 trường phổ thông cấp III đầu tiên đã được thành lập (Hiện nay là trường THPT Lục Ngạn số 1) . Năm nay (2004) trường THPT Lục Ngạn số 1 vừa tròn 40 năm. Trải qua 40 năm xây dựng và trưởng thành, lớp lớp các thế hệ thầy và trò nhà trường đã không ngừng phấn đấu tu dưỡng và rèn luyện đã đạt được nhiều thành tích xuất sắc, lĩnh hội những tri thức từ mái trường thân yêu để đi đến khắp mọi miền của tổ quốc đóng góp vào sự nghiệp chung của đất nước .

Năm 1964 trường trường phổ thông cấp II - III đầu tiên của huyện Lục Ngạn được thành lập do thầy giáo Nguyễn Mạnh Thường làm Hiệu Trưởng. lúc đó trường mới chỉ có vẻn vẹn  hai lớp với 105 học sinh của 3 huyện miền núi tỉnh Hà Bắc cũ: Lục Ngạn, Lục Nam, Sơn Động. Một năm sau ngày 23/09/1965 trường cấp III Lục Ngạn (hiện nay là trường THPT Lục Ngạn số 1) được thành lập theo quyết định số 1852/TCHC của Ủy ban hành chính tỉnh Hà Bắc do thầy Nguyễn Văn Trác làm Hiệu Trưởng. Tổng số học sinh lúc đó là 88 em. Việc ra đời của một trường cấp III hệ 10 năm đã đáp ứng được nhu cầu bức thiết của sự phát triển văn hóa, xây dựng kinh tế và cũng là ước mơ ngàn đời của người dân miền núi Lục Ngạn. Ngoài học sinh của ba huyện học tại trường cấp 3 của huyện còn có một số học sinh từ huyện Lạng Giang gửi sang học. Trước khi trường chưa thành lập đã có một số em thuộc gia đình khá giả đã đi học ở thị xã Bắc Giang.
Năm đầu tiên trường chỉ có 5 giáo viên cấp III và một số giáo viên cấp II dạy kèm một số môn, sau đó Ty giáo dục Hà Bắc đã cử một số thầy cô giáo miền xuôi lên công tác. Các thầy cô giáo trong hội đồng nhà trường khóa đầu tiên (năm tách trường cấp II và cấp III riêng) đó là các thầy: Giáp Văn Thành, Nguyễn Phú Trai, Nguyễn Văn Hùng, Chu Thế Luyến, Trần Khánh Cường, Vũ Cường, Hồ Nhu, Nguyễn Văn Cớ và các cô giáo: Kiều Thị Minh Tâm, Nguyễn Thị Tuyết.
Đến nay trường THPT Lục Ngạn đã trải qua chặng đường lịch sử 40 năm với bao gian khó và vinh quang cùng những cố gắng không mệt mỏi của các thầy cô giáo và các thế hệ học sinh quyết tâm thực hiện lời dạy của Bác Hồ “Dù khó khăn đến đâu cũng phải quyết tâm dạy tốt và học tốt” Trong những năm đầu mới thành lập nhà trường còn gặp rất nhiều khó khăn lại chịu tác động của cuộc chiến tranh phá hoại miền bắc lần thứ nhất của đế quốc mỹ mặc dù phải đi sơ tán và di chuyển địa điểm nhiều lần về các xã trong huyện nhưng nhà trường vẫn đảm bảo an toàn cho việc dạy và học của trò và thầy.
Ngày 17/10/1965 giặc Mỹ leo thang bắn phá Hà Bắc, trường phải sơ tán vào làng Sen Hồ xã Nghĩa Hồ và đến tháng 3 /1966 sơ tán vào làng Hựu xã Trù Hựu đến khi cuộc chiến tranh phá hoại niềm Bắc của đế quốc Mỹ giai đoạn quyết liệt nhất; tháng 4 năm 1972 trường tiếp tục sơ tán vào làng Mịn và thôn Đầu Thoi (thuộc xã Trù Hựu) Sau những thất bại trên hai miền Nam Bắc đế quốc Mỹ buộc phải xuống thang chấm dứt chiến tranh phá hoại miền Bắc . Ngày 5/12/1972 trường lại trở về khu Trần Phú (thị Trấn Chũ) và an cư lập nghiệp từ đó đến nay.
Đi suốt chiều dài của cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước và các cuộc chiến tranh bảo vệ tổ quốc của dân tộc, cùng với nhân dân cả nước nhiều thầy cô giáo và lớp lớp học sinh của nhà trường đã xếp bút nghiên cầm súng lên đường bảo vệ tổ quốc. Trong số đó đã có nhiều người đã chiến đấu dũng cảm, anh dũng hi sinh hiến dâng trọn tuổi thanh xuân của mình cho độc lập tự do của tổ quốc và ấm no hạnh phúc của nhân dân, góp phần làm rạng rỡ thêm truyền thống vẻ vang của nhà trường. Đã có hàng chục học sinh đã anh dũng hi sinh trong sự nghiệp chống Mỹ cứu nước đó là các liệt sỹ: Lê Quang Tư, Nguyễn Ngọc Đán, Đoàn Hữu Hồng, Nguyễn Đức Cương, Phan Văn Sự, Lý Văn Khải, Nguyễn Văn Thức, Phạm Văn Đấu, Nguyễn Văn Tường, Giáp Văn Độ…
Nhớ lại những ngày đầu tiên một ngôi trường tranh tre nứa lá bên đồi dẻ ngang dọc hầm hào giao thông, lớp học thấp bốn bên không vách, rồi những ngày mưa dầm gió bấc nhiều hôm nhiều giờ giảng khi tiếng giảng bài vừa cất lên thì cũng là lúc có tiếng kẻng báo động cắt ngang buộc thầy trò phải ra hầm trú ẩn, cứ như vậy sau mỗi lần báo yên, tiếng giảng bài lại rành rọt ấm áp cất lên tất cả chẳng có gì ngăn cản nổi quyết tâm dạy tốt và học tốt của thầy và trò. Nơi ấy thầy và trò như người trong một nhà ấm áp nghĩa tình, lớp học bị tốc mái sau cơn giông bão được nhanh chóng lợp lại, thiếu bàn ghế tự đóng góp tre nứa để làm.
40 năm qua vượt qua biết bao khó khăn gian khổ giữ vững phong trào thi đua 2 tốt góp phần đáng kể vào sự phát triển không ngừng của sự nghiệp GD-ĐT ở huyện Lục Ngạn trong nhiều năm xứng đáng là trung tâm giáo dục của huyện Lục Ngạn. Từ chỗ chỉ có 10 thầy cô giáo với hai lớp học trong điều kiện hết sức thiếu thốn cho đến nay trường đã có 1 nhà 3 tầng 1 nhà 2 tầng với 30 phòng học, một nhà đa chức năng dùng để thi đấu các môn thể thao khang trang sạch đẹp. Có bốn phòng đa chức năng của các môn của môn Vật Lý, Sinh Học, Tin Học và thư viện. Số học sinh cũng tăng nhanh về số lượng và chất lượng. số học sinh đến năm 2003-2004 toàn trường có 48 lớp với 2.220 học  sinh đưa số lượng học sinh lên 26.935 học sinh nhiều học sinh sau khi đã tốt nghiệp ra trường đã phấn đấu trở thành gương mặt tiêu biểu làm rạng rỡ truyền thống vẻ vang của nhà trường. Đã có 34 đồng chí là lãnh đạo các cấp từ TW tới tỉnh và huyện, nhiều đồng chí trở thành giám đốc, trưởng phòng, Hiệu trưởng trong các cơ quan bộ máy nhà nước. Có 7 học sinh nhà trường đã là tiến sỹ khoa học : Mạc Văn Tiến, Mai Thị Thanh Thủy, Nguyễn Trọng Giảng, Lê Thu Hương, Nguyễn Thị Liêm, Trần Văn Sách , Đỗ Văn Nhuận. Nhiều học sinh đã phấn đấu trở thành học sinh giỏi cấp tỉnh, đã có 6 em đạt giải nhất trong các kỳ thi học sinh giỏi cấp tỉnh: Nguyễn Ngô Minh Hải – môn Toán, Nguyễn Văn Bách – môn Lịch sử, Nguyễn Văn Đông – môn Lịch Sử, Trần Thế Hưng – môn Hóa học, Vũ Thị Thanh Thùy – môn địa lý và Nguyễn Thị Giang – môn văn . Có 32 em đạt giải nhì và 76 em đạt giải 3. nhiều học sinh sau khi đã tốt nghiệp ra trường đã trúng tuyển vào các trường ĐH, CĐ, THCN. Tỷ lệ học sinh thi đỗ vào các trường ĐH, CĐ không hề thua kém gì các trường lớn trong tỉnh. Năm học 1995 -1996 số học sinh thi đỗ vào các trường ĐH, CĐ đạt tỷ lệ cao khoảng 58% , năm học 2002-2003 đạt hơn 40% và năm học 2004-2005 khoảng 40% . Có nhiều em đã cùng một lúc , cùng một năm đỗ 2 đến 3 trường ĐH với số điểm cao : Khối B em Thân Văn Tuấn đạt 28,5 điểm, Khối A em Vũ Thị Loan 24 điểm, khối C em Tạ Thị Tâm đạt 23,5 điểm…
Những thành tích mà học sinh đạt được luôn gắn liền với sự cố gắng phấn đấu nỗ lực của thầy cô giáo nhà trường qua các thời kỳ lịch sử cùng với lớp lớp các thế hệ học sinh các thầy cô giáo cũng tạm xa mái trường thân yêu lên đường cầm súng bảo vệ tổ quốc đó là : thầy Giáp Văn Cận, Nguyễn Mạnh Hùng, Trần Đăng Phát, Giáp Minh Sản, Nguyễn Thanh Tùng, Đỗ Văn Phụng, Nguyễn Văn Bính, Hoàng Chí Sáu, Phi Công Khánh và các cô: Dương Thị Tuyết, Nguyễn Thị Tập… sau khi hoàn thành nhiệm vụ trở về có thầy cô giáo là thương bệnh binh vẫn tiếp tục phấn trắng bảng đen và nhiều thầy cô giáo phấn đấu trở thành những giáo viên dạy giỏi các cấp . Đội ngũ giáo viên dạy giỏi cấp tỉnh, cấp huyện ngày một đông hơn. Các thầy cô giáo đạt danh hiệu giáo viên dạy giỏi cấp tỉnh : thầy Vũ Tuấn Ổn, Phạm Ngọc Lanh, Nguyễn Thanh Tùng, Đỗ Văn Phụng, Ngô Quang Khải, Nguyễn Văn Bính, cô Lê Thị Hà, Cô Đỗ Thị Ngà, cô Bùi Anh Chung. Hàng chục các thầy cô giáo trở thành giáo viên dạy giỏi cấp Huyện.
Cùng cới nhiệm vụ dạy học và truyền thụ kiến thức văn hóa nhà trường còn hết sức coi trọng các mặt giáo dục khác, đặc biệt rèn luyện tư cách và lối sống cho học sinh, đảm bảo mục tiêu giáo dục toàn diện “Vừa hồng, vừa chuyên” . Những năm qua nhà trường đã phát động nhiều phong trào thi đua như phong trào viết đơn tình nguyện lên đường tòng quân bảo vệ tổ quốc, phong trào làm thủy lợi cải tạo đất giúp nhân dân địa phương phát triển sản xuất, phong trào trồng cây “ Đời đời nhớ ơn Bác Hồ” phủ xanh đất trống đồi núi trọc, phong trào về cội nguồn đi tìm địa chỉ đỏ, phong trào đền ơn đáp nghĩa… Từ những phong trào ấy đã xuất hiện nhiều tấm gương sáng hình thành những nhân cách và lối sống đẹp cho những chủ nhân tương lai của quê hương đất nước.
Về phong trào thể dục thể thao rèn luyện sức khỏe nhà trường đã tham gia vào các cuộc thi cấp tỉnh cấp huyện cũng hết sức sôi động đạt được nhiều thành tích suất xắc. Đã có 11 giải nhất ở các bộ môn như : nhẩy cao, điền kinh, cờ vua, bóng đá, bóng bàn, võ thuật… Những học sinh đạt giải nhất về thể dục thể thao như: Trần Xuân Thương (điền kinh) Hoàng Văn Cương (cờ vua) Lý Thế Quý (bóng bàn) Lưu Hồng Ngà (taekwondo) Bùi Thanh Tuấn (điền kinh) Trương Hải Minh (nhảy cao) . Đội tuyển bóng đá nhà trường đã vô địch toàn tỉnh năm học 2003-2004, tham dự hội khỏe phù đổng 14 tỉnh miền núi phía bắc và vinh dự là một trong ba đội bóng đại diện thi đấu hội khỏe phù đổng toàn quốc. Bên cạnh đó cũng đạt được nhiều giải nhì, ba và giải khuyến khích .Ngoài những môn thi đấu thành tích cao như môn: Thể dục nhịp điệu, thể dục giữa giờ và các giờ lên lớp thường xuyên đều đạt kết quả tốt . Nhà trường còn tích cực tham gia dạy nghề và thi các nghề phổ thông cho học sinh ở cấp tỉnh đạt thành tích cao như: nghề làm vườn, nghề may, đan, điện tử, tin học…
Đã  có hai giải nhất trong nghề làm vườn (chiết ghép cây) em Phan Thế Trung, Đỗ Thị Duyên cùng nhiều giải nhì và giải ba trong các nghề phổ thông khác.
Có được những thành tích như vậy là sự đóng góp của các cơ quan lãnh đạo từ TW đến địa phương, sự quan tâm chỉ đạo và giúp đỡ của Sở Giáo dục và Đào tạo Bắc Giang, của Huyện ủy, UBDN huyện Lục Ngạn, các cơ quan ban ngành đoàn thể trong tỉnh, địa phương; sự chăm lo đùm bọc và giúp đỡ của nhân dân các dân tộc trong huyện cả khi trong khói lửa chiến tranh cũng như trong hòa bình và xây dựng đất nước. Đảng và nhân dân đoàn kết gắn bó, quan tâm chỉ đạo tháo gỡ những khó khăn vướng mắc để mở hướng đi lên. Đó là những nguồn lực vô cùng quan trọng để thầy và trò nhà trường phấn đấu vươn lên khẳng định vị trí của mình trong sự nghiệp giáo dục – đào tạo của tỉnh Hà Bắc trước đây và Bắc Giang ngày nay.
Hơn 55 năm qua trường THPT Lục Ngạn số 1 đã đạt được những thành tích đáng tự hào:
- Nhiều năm liền đạt danh hiệu tiên tiến và tiên tiến xuất sắc
- Được thủ tướng chính phủ tặng bằng khen vào ngày 05/11/1998
- Chi bộ nhà trường nhiều năm liền đạt chi bộ trong sạch vững mạnh.
- Công đoàn nhà trường được tặng thưởng cờ thi đua và nhiều bằng khen của Liên đoàn lao động Việt Nam và Liên đoàn lao động tỉnh.
- Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh được Trung ương đoàn và tỉnh đoàn tặng nhiều bằng khen và giấy khen./.


Tác giả: Trường THPT Lục Ngạn Số 1
Tổng số điểm của bài viết là: 5 trong 1 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Văn bản
Video Clip
Liên kết website